Đi hiking tuyến Giang Ly ở Đà Lạt
Uncategorized

Lười vận động dễ mắc COVID-19 nặng, nguy cơ tử vong cao

Năm ngoái mình bị chẩn đoán gan nhiễm mỡ nhẹ và được khuyên là nên tạm biệt thói quen lười vận động, thể dục nhiều hơn.

Giữa lời khuyên của bác sĩ với thực tế là một khoảng cách nên nhìn lại một năm kể từ ngày biết bị gan nhiễm mỡ nhẹ, thói quen vận động của mình không tăng lên là mấy. Mình không thuộc dạng ngồi ỳ, lười vận động nhưng cũng không thuộc nhóm siêng thể dục thể thao. Tuy nhiên, hôm nay, mình một lần nữa có ý nghĩ nên từ bỏ lối sống ngồi nhiều. Hãy nhấc mông lên và tập thể dục.

Nghiên cứu số liệu của gần 50.000 bệnh nhân dương tính với virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Mỹ, các nhà khoa học phát hiện lối sống thiếu vận động liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn. 

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Sports Medicine của Anh trong tuần qua, những người lười vận động trong ít nhất 2 năm trước đại dịch có nguy cơ có các triệu chứng nặng, phải nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt và tử vong do COVID-19 cao hơn.

Tình trạng không hoạt động thể chất được các nhà nghiên cứu xác định là một yếu tố nguy cơ đối với nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, chỉ đứng sau yếu tố tuổi cao và có tiền sử ghép tạng.

Các tác giả kết luận: so với các các yếu tố nguy cơ có thể khắc phục khác, như hút thuốc lá, béo phì hoặc tăng huyết áp, “không hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ mạnh nhất”.

Các tình trạng có sẵn liên quan nhiễm COVID-19 nặng được cảnh báo hiện nay chủ yếu là tuổi cao, là nam giới bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì hoặc tim mạch. 

Cho đến nay, lối sống không vận động chưa được xem là một yếu tố nguy cơ. 

Vì vậy, để kiểm tra liệu sống thiếu vận động có liên hệ với các trường hợp bệnh COVID-19 nặng, nhập viện, phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt và tử vong hay không, các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu của 48.440 bệnh nhân ở Mỹ, nhiễm COVID-19 từ tháng 1 đến tháng 10-2020.

Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47 với tỉ lệ nữ cao hơn nam. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình của họ là 31, thuộc nhóm béo phì.

Khoảng 50% bệnh nhân được nghiên cứu không có các bệnh lý nền như đái tháo đường (tiểu đường), bệnh phổi mãn tính, bệnh tim, thận hoặc ung thư. Gần 20% có một bệnh lý nền và hơn 30% có từ 2 bệnh lý nền trở lên. 

Tất cả các bệnh nhân đều có cung cấp thông tin về mức độ hoạt động thể chất thường xuyên của họ ít nhất ba lần trong khoảng thời gian từ tháng 3-2018 đến tháng 3-2020 tại các phòng khám ngoại trú.

Khoảng 15% mô tả bản thân là người không vận động (chỉ hoạt động thể chất từ 0-10 phút/tuần), gần 80% có “một vài hoạt động (hoạt động thể chất từ 11-149 phút/tuần) và 7% là những người vận động thường xuyên (150 phút/tuần trở lên).

Sau khi xem xét những tác động do chủng tộc, tuổi tác và tình trạng bệnh lý cơ bản, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân ít vận động có nguy cơ nhập viện do COVID-19 cao hơn gấp 2 lần so với những người vận động thường xuyên. 

Khả năng phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt của họ là 73% và khả năng tử vong cao hơn 2,5 lần.

So với các bệnh nhân thỉnh thoảng có vận động, khả phải nhập viện của những người ngồi một chỗ cũng cao hơn 20%, khả năng điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt cao hơn 10% và khả năng tử vong cao hơn 32%.

Mặc dù sự liên hệ mang ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu là đáng kể, hạn chế của nghiên cứu nằm ở phương pháp nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu quan sát, không phải thực nghiệm lâm sàng, nên không được coi là bằng chứng trực tiếp cho thấy thiếu vận động trực tiếp gây ra sự khác biệt trong kết quả.

Phát hiện cũng phụ thuộc vào dữ liệu bệnh nhân tự báo cáo nên có khả năng sai lệch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.